Kiêu mạn & khiêm hạ

Kiêu mạn và khiêm hạ – Thích Chân Quang

Thủ lĩnh: Nguyễn Văn Tuấn. 

Kiêu mạn & khiêm hạ. 

Việc tư duy và có chính kiến của bản thân cũng như kiên định vào những điều logic, được chứng minh một phần nào đó cũng là kiêu mạn. Tuy nhiên tôi không nghĩ sẽ thay đổi, với video này tôi có thêm sự tham khảo về góc nhìn nhưng tôi không học được điều gì, không phải vì không có những kiến thức trong video thầy đưa ra, hay không phải những kiến thức trong video thầy nói là đúng hay sai. Mà vì quan điểm của tôi là con người thì như vậy, việc chọn các con đường đi khác nhau tạo ra con người khác nhau. Cuộc sống là lựa chọn. Và cái tôi lựa đó là tin tưởng vào những gì logic khoa học. Cho dù điều tin tưởng đó có thể gây thiệt cho tôi.  

Là một người tu tập, Tôi lựa chọn giữ lại cái kiêu mạn của bản thân không phải vì cái lợi, mà đó là vì tôi muốn thấy mình như một con người. Trong tôi có cả kiêu mạn & khiên hạ. 

Đạo Phật là đạo hiểu biết. Những điều thầy giảng để người ta nhìn thấy rõ bản chất (Cách thầy diễn giải cũng khiến nhiều điều dễ được nhìn hơn) nhưng thầy lại dạy thêm để từ đó lựa cái “lợi”. Lợi ở đây là dưới góc nhìn của bản thân, chọn để cho bản thân tốt nhất, như có nhiều người xung quanh như đạt được gì đó…vv (Cơ bản là những điều lợi trong quan điểm của đa số mọi người). Quan điểm của tôi là thấy để lựa chọn, để không phải lựa chọn mơ hồ. Còn lựa chọn đó đúng hay không không phải vì cái “lợi” từ một góc nhìn.  

Những điều tôi nói không phải vì đúng sai. Tôi trân trọng những người cho tôi hiểu biết, cho tôi thấy rõ bản chất. Còn lựa chọn lại là do quá trình sống. Cuộc sống không có luân hồi theo nghĩa lặp lại.  

“Họ cười tôi vì tôi không giống họ, tôi cười họ vì họ quá giống nhau” 

Thầy nói tự cao “được dạy” tội nghiệp. Nhưng thầy cũng không thừa nhận phán xét ai hay phán xét ai đúng ai sai vì thầy bảo thầy không biết? Vậy lấy gì định cái gì cao cái gì thấp cái gì đúng cái gì sai?  

Bản thân đạo Phật đã tách nhánh từ Đức Phật. Vậy những người tách nhánh đạo phật phải chăng đều tự cao? Đều đẩy mọi người vào “địa ngục”? Không, không phải, mỗi người nhận định theo góc cá nhân. Góc cá nhân đó ai cũng có do quá trình sống mỗi người là khác nhau và cái góc nhìn cá nhân đó không có đúng sai.  

Thầy nói diệt trừ kiêu mạn, phải chăng đó cũng là kiêu mạn. Ai dạy kiêu mạn phải diệt trừ? Vậy điều thầy nói về diệt trừ kiêu mạn là được dạy hay thầy tự rút ra qua cái “lợi” & “hại” và thầy dạy tiếp cho người khác lại áp đúng vào điều thầy vừa nói dạy người khác kiêu mạn? Tôi đặt dấu hỏi chứ không phải kết luận, tôi chỉ ra mâu thuẫn trong giáo lý của thầy chứ không phải mâu thuẫn trong giáo lý của Đức Phật.  

Phật dạy: tự giác trong niềm tin được qua gạn lọc của trí tuệ gọi là chánh kiến.  

Phật dạy : “Đừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó thường nghe nhắc nhở đến luôn. Đừng tin tưởng điều gì mà điều đó là một tập tục đã qua cả ngàn xưa để lại. Đừng tin tưởng những điều sáo ngữ hay bất cứ một điều gì mà người ta thường nói đến nhiều quá. Đừng tin tưởng bất cứ điều gì, dù cho điều đó là bút tích của thánh nhân xưa để lại bảo ta phải tin. Đừng tin một điều gì dù điều đó ở dưới mãnh lực của ông thầy hay nhà truyền giáo. Tất cả những sự thật, theo suy nghiệm riêng của mình và sau khi xác nhận rõ ràng, phù hợp với lẽ phải, tạo thành hạnh phúc riêng cho mình và hạnh phúc cho tất cả mọi người thì chính đó là sự thật và ta cố gắng sống theo sự thật ấy.” 

Phật dạy: Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si nhưng Phật không dạy phải loại bỏ tham, sân, si khi làm người. 

Đạo Phật là đạo kiến thức, học Phật là hiểu biết để giác ngộ. Học toán là học Phật, học văn học là học Phật, học lời Phật dạy là học Phật. Phật tại tâm, Phật tại việc học. 

Tôi thấy kiến thức của thầy “sai” so với lời Đức Phật và đã tách nhánh so với lời Đức Phật hay nói cách khác là thầy nói khác Đức Phật do vậy tôi chọn theo lý trí và kiến thức sống tôi đã có. 

Với tôi, con người phải kiêu mạn, phải khiêm hạ, phải cá nhân hóa góc nhìn. Còn sống cộng đồng đó là một người có ích.  Sống cá nhân giúp cho bản thân đang sống, sống cộng đồng giúp cho loài người “tiến hóa” 

Kết luận: Cuộc sống phải khiêm hạ nhưng đồng thời phải có kiêu mạn của bản thân. 

Tự nhận: Tôi là người theo đạo Phật, tu tập đạo Phật nhưng đạo Phật của tôi không bao gồm “lễ Phật”…vv đó là lý do tại sao mọi người vẫn thấy tôi nói tôi theo đạo Phật nhưng không thấy tôi cúng bái Phật. Đạo Phật với tôi là tìm hiểu những lời dạy của Đức Phật chứ không phải đạo thờ cúng. Với tôi Đạo Phật là đạo kiến thức, đạo hiểu biết. 

Cuộc đời Đức Phật là cuộc đời của người bình thường, Đức Phật tự nhận mình là người bình thường và hiểu biết hơn người khác. Đức Phật đã sống đời bình thường, Đức Phật chọn sống vì cộng đồng và truyền thụ kiến thức của mình cho mọi người. Tôi phản đối việc thêm thắt, thần hóa vào cuộc đời Đức Phật qua đó làm “sai” giáo lý ban đầu từ những lời Phật dạy.  

Ghi chú: “Sai” ở đây là sai khác không phải đúng sai. 

Posted in Cuộc sốngTags:

2 Comments

  • James Brown

    We can look for opportunities to turn processes into projects that have tangible outcomes. We can learn how to take joy in the things we create whether they take the form of a fleeting experience or an heirloom that will last for generations.

  • John Doe

    Here is one of the few effective keys to the design problem: the ability of the designer to recognize as many of the constraints as possible;

Write a comment